Chim ưng trong tự nhiên là loài vật hoang dã và tách biệt với loài người. Tuy nhiên tại làng Ying Tun, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, huấn luyện loài chim này lại là một truyền thống cổ xưa được người Manchu bảo tồn.
Một dấu chấm đen xuất hiện trên nền trời xám xịt của buổi rạng đông từ một khoảng cách xa, bay xuyên suốt làn gió lạnh buốt và từ từ hiện rõ. Tiếng còi rít lên lanh lảnh, loài chim oai nghiêm bay vút lên để tìm cho mình chỗ đậu hoàn hảo trên cánh tay của Mingzhe Zhao - "ông vua chim ưng" của Ying Tun.
Tại tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc, cộng đồng thôn nhỏ Ying Tun được biết đến là "làng chim ưng". Giống như người đàn ông 55 tuổi Mingzhe Zhao, rất nhiều ông bà tổ tiên thuộc thế hệ đi trước đã cống hiến suốt cả cuộc đời mình cho việc nuôi dưỡng và huấn luyện loài thú có lông hung tợn này.
Cát Lâm là một trong những tỉnh tách biệt và cô lập nhất của Trung Quốc. Nằm sâu ở vùng phía đông và thuộc vùng biên giới phân cách Triều Tiên và Nga. Nơi đây là địa bàn của bộ tộc thiểu số Manchu, những người đang cố gắng bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống cổ của riêng họ.
Huấn luyên chim ưng là một trong số đó, loại hình truyền thống này được xác định xuất hiện từ triều đại nhà Thanh (1644-1911), thời kì mà người Manchu thống trị đất nước. Giống như săn bắt và đua ngựa, nuôi dưỡng chim ưng đã từng là hoạt động giải trí thường niên của giới hoàng tộc bởi chim ưng được xem như là biểu tượng của lòng dũng cảm và sức chinh phục của con người trước thiên nhiên.
Rình bắt chim ưng.
Ngày nay, chim ưng được huấn luyện bởi hầu hết những người đàn ông ở Ying Tun, khu vực ước tính có khoảng 3.000 hộ dân.
“Những con chim ưng được huấn luyện có thể đi săn từ 10 đến 20 con gà lôi đỏ trong một ngày, điều đó có nghĩa người dân có thể thu được đến 150 NDT ( vào khoảng 24 USD) cho mỗi lần bán ở chợ địa phương”, Jia nói. “Số tiền này được sử dụng như là nguồn thu nhập thêm của gia đình”. Tuy vậy, những người huấn luyện chim ưng không chỉ làm công việc này vì tiền mà còn vì đam mê và sự cố gắng cho việc bảo tồn văn hóa truyền thống.
Huấn luyện chim ưng săn mồi.
Những người huấn luyện chim ưng của Ying Tun - người dân địa phương gọi họ với cái tên “Yingbashi” (những bậc thầy chim ưng), luôn luôn gắn bó thân thiết với những con chim ưng của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét