Dưới đây là danh sách 10 thành phố trong lành, sạch sẽ nhất thế giới theo đánh giá của công ty tư vấn nhân sự và tài chính toàn cầu Mercer:
1. Calgary (Canada)
Theo nghiên cứu của tạp chí Forbes, Calgary nằm trên "rìa của vành đai năng lượng lớn nhất Canada và được hưởng mức thuế thấp nhất cũng như ít các quy định nghiêm ngặt nhất".
Nền kinh tế của Calgary bị chi phối bởi ngành công nghiệp dầu khí, ngoài ra còn có công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Niềm tự hào của thành phố này chính là cơ sở hạ tầng ấn tượng để trở thành một trong những đô thị phát triển nhanh nhất thế giới.
2. Honolulu (Hawaii, Mỹ)
Honolulu là thủ phủ của và là nơi đông dân nhất trong tiểu bang Hawai.
Honolulu có khí hậu ấm áp, bán khô hạn và quanh năm có ánh nắng mặt trời.
Mặc dù nằm trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm) được điều tiết theo vị trí giữa đại dương của Hawaii.
Các ngành công nghiệp nằm trong khu vực này chủ yếu là công nghiệp nhẹ và không gây ô nhiễm. Hệ thống xe buýt tuyệt vời đã làm giảm tối đa khí thải và mức độ lưu lượng khói vào môi trường. Sự gần gũi với đại dương cũng giúp Honolulu trở nên trong lành hơn.
3. Ottawa (Canada)
Ottawa, đại diện thứ 2 của Canada lọt vào danh sách này, là một trong những nơi có chương trình tình nguyện bảo vệ môi trường xanh, sạch tốt nhất thế giới.
Ottawa thường xuyên tổ chức các hoạt động thường niên, đáng chú ý nhất là Lễ hội winterlude tại kênh đào Rideau vào mùa đông và lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Canada tại đồi Nghị viện vào tháng Bảy.
Trong suốt khoảng thời gian từ 15 tháng Tư tới 15 tháng Năm, có hơn 60.000 tình nguyện viên sẽ tham gia dọn sạch công viên, đường phố, vỉa hè...trong thành phố.
Cũng giống như các thành phố xanh khác, công dân tại Ottawa di chuyển chủ yếu bằng hệ thống tàu điện ngầm hiện đại, do đó, giảm được đáng kể lượng khí thải độc hại ra môi trường.
4. Helsinki (Phần Lan)
Helsinki là thủ đô và cũng là trung tâm chính trị, tài chính, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu lớn nhất Phần Lan. Có khoảng 70% các công ty nước ngoài mở tại Phần Lan đặt trụ sở ở Helsinki.
Năm 2009. Helsinki được chọn là Thủ đô kiểu mẫu thế giới.
5. Wellington (New Zealand)
Thủ đô Wellington của New Zealand là khu vực đông dân thứ ba tại đất nước này. Khu vực đô thị Wellington bao gồm thành phố Wellington nằm trên bán đảo giữa eo biển Cook và cảng Wellington; thành phố Porirua nằm trên cảng Porirua ở phía bắc; thành phố Lower Hutt và thành phố Upper Hutt.
6. Minneapolis (Mỹ)
Minneapolis thuộc hạt Hennepin, thường được biết tới với cái tên thành phố Hồ hay thành phố Cối xay, là thành phố rộng nhất bang Minnesota và lớn thứ 48 tại Liên bang Mỹ.
Minneapolis nổi tiếng với hơn 20 hồ nước và vùng đất ngập, sông Mississippi, suối, thác nước và nhiều kênh đào nhỏ. Chính nguồn nước dồi dào này đã khiến không khí tại thành phố này không bị ô nhiễm.
7. Adelaide (Australia)
Adelaide là thủ phủ và cũng là thành phố đông dân nhất bang Nam Australia và là thành phố lớn thứ 5 tại Australia. Thành phố được đặt theo tên của Nữ hoàng Adelaide, vợ của Vua William IV. Adelaide cũng được biết tới với cái tên "thành phố của những nhà thờ".
Adelaide là một thành phố ven biển nằm trên bờ phía đông của Vịnh St Vincent, trên Đồng bằng Adelaide, phía bắc của bán đảo Fleurieu, giữa Vịnh St Vincent và dãy núi Mount Lofty Ranges.
8. Copenhagen (Đan Mạch)
Copenhagen nằm trên đảo Zealand và Amager là thủ đô và là thành phố lớn nhất Đan Mạch. Copenhagen được công nhận là một trong những thành phố có chất lượng sống tốt và thân thiện với môi trường nhất trên thế giới.
Nước trong các bến cảng sạch tới nỗi người dân có thể xuống tắm và khoảng 36% cư dân thành phố đi lại bằng xe đạp.
9. Kobe (Nhật Bản)
Kobe, thành phố lớn thứ 6 tại Nhật Bản, là một điểm du lịch tuyệt vời nhất tại đất nước mặt trời mọc với suối nước nóng tại Arima Onsen, Ikuta Shrine và tháp cảng Kobe.
Kobe là một thành phố cảng phát triển. Thành phố này thuộckhu vựcKansaicủa Nhật Bản vàlà một phần củakhuđô thịKeihanshincùng vớiOsakavàKyoto.
10. Oslo (Na Uy)
Oslo, thủ đô Na Uy, là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Được thành lập vào khoảng 1048 bởi vua Harald III của Na Uy, phần lớn thành phố bị phá hủy bởi một vụ hỏa hoạn năm 1624.
Vua Đan Mạch-Na Uy Christian IV đã xây dựng lại thành phố và đặt tên làChristiania (Kristiania). Vào năm 1925, thành phố trở về tên cũ là Oslo.
Oslo là trung tâm văn hóa, khoa học, kinh tế, chính trị của Na Uy. Đây cũng là đầu mối thương mại, tài chính, công nghiệp của quốc gia Bắc Âu này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét