Không chỉ tập trung sống trên các vùng đồng bằng màu mỡ, thời tiết thuận lợi, con người cũng đã phát triển mạnh mẽ trong điều kiện khắc nghiệt. Dưới đây là danh sách 7 thành phố cao nhất thế giới, cách mặt nước biển hơn 3.000 m.1. La Rinconada, Peru
*
La Rinconada từng là một trại khai thác vàng trên dãy Andes. Nằm ở độ cao 5.100 m so với mặt nước biển, La Rinconada đang ngày càng trở nên đông đúc với hơn 50.000 người dân sinh sống. Nền kinh tế ở đây chủ yếu dựa vào việc khai thác vàng. Tuy nhiên, người dân vẫn còn nghèo khó. Thành phố không có hệ thống vệ sinh, ống nước và đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề bởi thủy ngân thoát ra từ các hoạt động khai thác mỏ.
2. El Alto, Bolivia
*
Thành phố El Alto là một trong những đô thị lớn và phát triển mạnh nhất ở Bolivia. El Alto nằm trên độ cao 4.150 m so với mặt nước biển và hiện có 1,1 triệu dân đang sinh sống. El Alto có nghĩa là khô và khắc nghiệt, đúng như điều kiện khí hậu tại đây. Thành phố mới bắt đầu phát triển từ những năm 1950.
3. Potosi, Bolivia
*
Một thành phố khác cũng ở Bolivia là Potosi, nằm ở độ cao 4.090 m. Potosi được biết đến từ năm 1545 là thị trấn khai thác mỏ bạc. Năm 1672, khi nhà máy sản xuất tiền kim loại xây dựng tại đây, thành phố bắt đầu phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên đến năm 1800, các mỏ bạc cạn kiệt khiến kinh tế thành phố suy thoái.
4. Shigatse, Tây Tạng
*
Shigatse là thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng, với dân số hơn 100.000 người. Thành phố nằm ở độ cao 3.840 m tại hợp lưu của sông Yarlung Tsangpo và sông Nyang. Shigatse nằm trên địa hình bằng phẳng được bao quanh bởi các dãy núi cao.
5. Juliaca, Peru
*
Thành phố Juliaca nằm ở độ cao 3.825 m, khu vực Puno, phía Đông Nam Peru. Hiện có 225.146 người sinh sống trong thành phố. Đây là trung tâm thương mại lớn nhất khu vực Puno và cũng là điểm trung chuyển mật độ cao giữa các thành phố phía Nam đất nước bao gồm Arequipa, Puno, Tacna, Cuzco, IIo với Cộng hòa Bolivia.
6. Oruro, Bolivia
*
Oruro trước kia là mỏ bạc lớn ở khu vực Urus, Bolivia, nay đã trở thành một trong những thành phố lớn của đất nước với dân số 235.393 người. Thành phố nằm ở độ cao 3.706 m so với mực nước biển. Sau khi các mỏ bạc cạn kiệt, Oruro được tái thiết lập thành trung tâm khai thác mỏ thiếc. Tuy nhiên, Oruro tiếp tục rơi vào tình trạng cạn kiệt tài nguyên, khiến nền kinh tế quá lệ thuộc đi vào suy thoái.
7. Lhasa, Tây Tạng
*
Lhasa nằm ở trung tâm cao nguyên Tây Tạng, trên độ cao 3.600 m được bao quanh bởi các ngọn núi cao tới 5.500 m. Lahasa là thành phố đông dân thứ hai trên cao nguyên này với hơn 550.000 người sinh sống. Thành phố có nhiều công trình mang đậm giá trị văn hóa Phật giáo Tây Tạng như cung điện Potala, đền Jokhang và cung điện Norbulingka.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét