Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch thái lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch thái lan. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 8, 2013

Ngất ngây những lễ hội hoa rực rỡ nhất thế giới


Một số lễ hội hoa đã trở thành điểm thu hút đặc biệt đối với du khách khi đi du lịch nước ngoài. Cùng chiêm ngưỡng hình ảnh 8 lễ hội hoa ấn tượng nhất thế giới.
1. Thảm hoa Brussels, Bỉ

Cứ 2 năm một lần, lễ hội trang trí thảm hoa lại được tổ chức tại quảng trường chính ở Brussels. Lễ hội bắt đầu vào buổi tối ngày 12.8 và thảm hoa sẽ được trưng bay tới tận ngày 15.8.



2. Batalla de Flores, Valencia, Tây Ban Nha

Batalla de Flores là lễ hội hoa được tổ chức tại Valencia, Tây Ban Nha để kỷ niệm sự kết thúc của tháng lễ hội: tháng 7. Lễ hội mở màn với màn diễu hành các xe hoa được kéo bởi ngựa với rất nhiều cô gái trẻ đẹp ngồi trên. Khi xe hoa đi được vài vòng, những người tham dự sẽ được ném hoa vào các cô gái và họ chống cự lại bằng các dụng cụ, trong đó có cả vợt tennis.



3. Battaglia di Fiori, Ventimiglia, Italy

Battaglia di Fiori là phiên bản của Italy. Các xe hoa được trang trí bằng khoảng 80.000 bông hoa và được kéo quanh thành phố trong 2 ngày với các cô gái trẻ, vũ công, ban nhạc và hoạt náo viên ngồi trên.



4. Feria de Las Flores, Medellin, Colombia

Lễ hội được tổ chức lần đầu ngày 1.5.1957 để kỷ niệm ngày của đức mẹ Mary. Những người tham gia trong trang phục truyền thống Colombia sẽ gùi những vòng hoa lớn lên đỉnh đồi dốc. Lễ hội kết thúc với những màn biểu diễn ca nhạc, khiêu vũ truyền thống sôi động.



5 Diễu hành hoa hồng Pasadena, Mỹ

Lễ diễu hành hoa hồng là thời điểm du khách được chiêm ngưỡng cả nghìn bông hồng tuyệt sắc được kéo quanh thành phố. Lễ hội được tổ chức lần đầu vào năm 1890 và tới nay đã trở thành sự kiện lừng danh thế giới.




6. Bloemencorso, Hà Lan và Bỉ

Trong tiếng Đức, “Bloemencorso” có nghĩa là “diễu hành hoa”, được tổ chức ở rất nhiều thị trấn tại Hà Lan và Bỉ. Trong buổi diễu hành này, những chiếc xe được trang trí đầy hoa thơm và được trở đi diễu hành khắp phố.

Thông thường, lễ hội này bắt đầu vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 9, thu hút sự chú ý của hàng nghìn người.



7. Trận chiến hoa Jersey, Mỹ
Được tổ chức thường niên ở đảo Channel, Jersey vào tuần thứ 2 của tháng 8; lễ hội là sự kiện lý tưởng cho những người yêu hoa. Trong quá khứ, những người tham gia sẽ dùng hoa để… đánh nhau nhưng sau này, tập tục đó đã bị bãi bỏ, chỉ còn giữ lại buổi diễu hành hoa cùng màn pháo hoa về đêm. Ngoài ra, du khách cũng có cơ hội thưởng thức âm nhạc, các màn khiêu vũ thú vị.



8. Genzano Infiorata, Italy
Mỗi năm, vào dịp tháng 6, các nghệ sĩ địa phương lại đổ ra đường phố Belardo, Italy để phủ lên nền đất những bức tranh hoa. Trong 2 thế kỷ trở lại đây, lễ hội đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách. Những bức tranh được kết tỉ mẩn từ những cánh hoa với các chủ đề quen thuộc như tôn giáo, mô phỏng tranh cổ điển hay đơn giản là những chiếc thảm với họa tiết hoa đăng đối… Lễ hội này thu hút đông đảo du khách đến với du lịch Italia





9. Lễ hội hoa Chiang Mai

Được tổ chức vào ngày cuối tuần đầu tiên của tháng 2, lễ hội hoa là màn diễu hành những bông cúc, hồng trắng, vàng, hồng… rực rỡ nhất Chiang Mai. Du khách tới dự lễ hội được chiêm ngưỡng các cô gái, vũ công Thái xinh đẹp nhất với nụ cười luôn hiện hữu trên môi xuất hiện trên những xe hoa muôn hồng nghìn tía khoe sắc.




15 thg 8, 2013

Thưởng thức đặc sản Thái Lan ở chợ Or Tok Kor

Khi hỏi về đặc sản ít được biết tới ở Thái Lan, du khách thường được mời hai món bọ cạp và gián chiên. Nhưng thực tế cho thấy, người dân địa phương không hay sử dụng món này như bạn tưởng. 

Nếu hỏi bất kỳ người Thái nào (trừ những người đã bán món ăn đó cho bạn) rằng họ có thích bọ cạp không, câu trả lời thường là một cái nhìn khó hiểu. 

Những món ăn Thái Lan nổi tiếng như canh tom yum, cà ri truyền thống, pad Thai, xôi xoài đang ngày càng chinh phục du khách trên khắp thế giới. Tuy nhiên, còn rất nhiều đặc sản khác mang đến những trải nghiệm vị giác khó quên. 

Nếu không muốn bỏ cuộc trong việc khám phá những món ăn địa phương độc đáo chính hiệu, bạn có thể tới chợ Or Tok Kor, cách trung tâm thành phố Bangkok 15 km về phía Bắc. Đây là một trong những thị trường thực phẩm tươi sống lớn trên thế giới.

*

Một quầy hàng trong chợ Or Tok Kor.

Khu chợ không mấy 'đáng yêu' với không gian nhỏ hẹp, trần bê tông thấp, đường ống rỉ sét dưới chân. Tuy nhiên, hầu hết du khách đều bị cuốn vào các mặt hàng đa dạng, độc và lạ được bày bán ở đây. Từ những dãy hoa quả sặc sỡ, căng mọng nhiều hình dạng tới hàng cá mắt lồi hồng ánh vảy lung linh và cả những nồi canh khổng lồ sôi sùng sục.

Lang thang dọc theo các lối đi trong chợ, bạn có thể thỏa thích thưởng thức các loại trái cây nhiệt đới tươi ngon như măng cụt, chôm chôm gai đỏ, vải và tất nhiên không nên bỏ qua đặc sản trái cây: sầu riêng. Với nhiều du khách, mùi sầu riêng làm người ta liên tưởng tới mùi tất đã lâu ngày hay thịt ôi. Tuy nhiên, mùi thơm đó, nếu bạn đã cảm nhận được lại rất dễ 'nghiện'.

*

Sầu riêng là loại quả rất kén người ăn.

Những chiếc bánh pudding xanh hồng được tưới ngập siro trái cây vàng hay bánh bao làm từ bột sắn dây ăn cùng vài lát ớt mỏng là các món tráng miệng thường được du khách yêu thích.

Đặc sản thực sự độc đáo mà bạn có thể tìm thấy ở đây, những thứ mà người dân địa phương thường ăn là mỏ vịt xào, tai lợn chiên ăn kèm nước sốt ớt xanh và rau mùi. Tại một số quầy hàng, côn trùng cũng được bày bán. Nhưng chắc chắn không có bọ cạp. Món côn trùng phổ biến là con Maengda hoặc bọ nước loại lớn. Chỉ cần vài phút sau khi gọi đồ, những con bọ nước béo mọng sẽ được cắt nhỏ, thả vào chảo và phục vụ cùng nộm đu đủ.

Nhiều du khách đủ can đảm cầm đũa (hoặc quá háo hức cầm luôn bằng tay) và nếm thử đặc sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy 'vị ngon' của những món ăn này.

11 thg 8, 2013

Những điều học được từ chuyến du lịch Phuket


“Chưa đi Phuket coi như chưa đi Thailand, chưa đi Koh Phi Phi (đảo Phi Phi) coi như chưa đi Phuket”. Lời “tổng kết” nghe qua cũng biết là phóng đại nhưng nghĩ chắc cũng có cơ sở, chúng tôi rủ nhau cùng làm một chuyến “phượt” đến đảo Phi Phi vào đúng thời điểm nóng nhất của mùa hè, đầu tháng 8.
Chúng tôi hạ cánh tại sân bay Suvarnabhumi (Bangkok). Đây là sân bay quốc tế nên không có tuyến bay thẳng đến Phuket mà phải tới sân bay Don Muang (được Việt hóa thành “Đôn Mường” nghe rất chi là dân tộc!). Cả một buổi chiều còn trống, cả đoàn rủ nhau dọc ngang thăm Bangkok bằng sky train (xe điện trên cao).
Loại phương tiện này chạy cực nhanh mà giá cực rẻ, đi từ đầu này đến đầu kia thành phố cũng chỉ khoảng 50 bath (35.000 đồng VN). Tất cả các đại siêu thị ở Bangkok đều ở cạnh các ga sky train, xuống tàu không phải đi xuống đường mà có thể đi thẳng đường trên cao vào siêu thị. Các bà các cô sướng mê. Đây cũng là một trong những sự hấp dẫn khiến Thailand được mệnh danh là vương quốc bước chân vào chỉ có thể bước ra với ví rỗng.
Nơi không thấy người mặc đồng phục
Trên đường ra sân bay Don Muang, chúng tôi gặp một chàng lái taxi cực hoạt bát, tự giới thiệu là người Thái gốc Hoa. Anh chàng có hẳn một hộp thiếc đựng toàn tiền xu Thailand và luôn luôn lấy ra xóc lên rủng rẻng. Mục đích của việc làm này là gợi ý “còn tiền xu Thái thì mang về làm gì, cho tôi đi!”.
Nhưng không chỉ anh chàng này, nói chung, người Thái coi trọng từng đồng xu. Với những món hàng được đề giá 99 bath (ví dụ một cái áo phông có in những hình hay những câu ngộ nghĩnh), nếu bạn mua, người ta sẽ trả lại bạn đúng 1 bath không thừa không thiếu.
Chuyến bay từ Bangkok đến Phuket mất chừng 1 tiếng đồng hồ. Xuống sân bay, đã thấy ngay những quầy hướng dẫn tour và các tuyến giao thông. Đi xe từ sân bay đến bờ biển Phuket, xe buýt hết 180 bạt/ người, còn một chuyến xe taxi cho 4 người là 800 bạt (khoảng 560.000 đồng VN). Như vậy tính ra, nếu 4 người đi xe buýt cũng đã hết 720 bạt, giá gần tương đương.
Vừa đi, mọi người vừa tò mò kháo nhau tìm dấu vết của đợt sóng thần khủng khiếp đã dội vào đây tháng 12/ 2004. Gần 10 năm đã trôi qua, chẳng còn dấu tích gì của thảm họa.
Quãng đường hóa ra rất xa, đi gần 1 tiếng đồng hồ, mà xe chạy khá nhanh, có lúc chạy 100km/h, ước tính quãng đường phải tới gần 70km, như vậy chi phí không đắt. Điều đáng nói là nhân viên tại sân bay dẫn khách ra tận taxi, thái độ của tài xế rất cởi mở. Ông tài khoảng 50 tuổi, nhưng giao tiếp tiếng Anh khá thoải mái. Ông vui vẻ dạy đếm bằng tiếng Thái từ 1 đến 10 cho một cô khách trẻ tò mò ham học hỏi.
Khi chúng tôi từ bãi biển Phuket trở về sân bay, chủ khách sạn đã đặt trước taxi cho chúng tôi, giá vẫn 800 bạt. Và dù mưa tầm tã, xe vẫn đến cực kỳ đúng giờ. Với cách phục vụ chu đáo như thế, chẳng ai thấy tiếc 30 bạt tiền tip cả!
Nhưng đó là những dịch vụ tạm gọi là chính thống. Còn khi ở Bangkok, đi taxi hay tuk tuk Thai (loại xe 3 bánh, tựa như xe lam một thời ở ta, nhưng xịn hơn, được trang trí đèn nhấp nháy và sơn phết sặc sỡ) thì phải mặc cả. Đi tuk tuk phải biết đường để dễ mặc cả, giá cả khá linh tinh, nhưng cũng chỉ khoảng hơn 100 bat cho quãng đường 2-5 km, với 3-4 người thì cũng chấp nhận được.
Ở Thái Lan, các tuor du lịch rất phong phú, nhưng với cùng một tuor thì đăng ký ở đại lý hay ngay trong khách sạn, giá cả vẫn thế. Không có chuyện tâng giá hay bịa ra các loại phí. Từ khách sạn ra đảo Phi Phi mua vé 600 bath bao gồm cả xe mini bus đón ra bến tàu và vé tàu cao tốc đi ra đảo cách đất liền gần 60 km. Khi chúng tôi trở về, một tốp trong đoàn say sóng ngồi nghỉ quá lâu đã lỡ xe trở về trung tâm thành phố. Tưởng là phải gọi taxi, nhưng không, nhân viên bến tàu đã nhanh chóng gọi một xe 15 chỗ đến chỉ để chở 4 người về. Họ luôn tươi cười và nói: xin lỗi, đã không nhìn thấy quý vị nghỉ ở đâu để mời lên xe.
Phuket là một quần đảo với hơn chục đảo lớn nhỏ, nhưng lớn nhất là hai đảo Phi Phi Lek và Phi Phi Don (từ trên cao, hai đảo này giống như 2 chữ P, nên mới được đặt tên quốc tế hóa là PP). Tàu cặp bến Phi Phi Don, ngay từ cầu tàu đã thấy các loại du thuyền, ca nô phục vụ lặn biển sặc sỡ sắc màu. Mỗi du khách phải nộp 20 bath, phí làm vệ sinh trên đảo. Đây là loại phí duy nhất phải nộp ở đảo Phi Phi.
Phi Phi Don là hòn đảo dày đặc các nhà nghỉ, các bungalow (nhà có một tầng gác, ở đây thực tế là các nhà sàn) thế nhưng không có ai níu kéo, dành khách. Du khách nếu chưa đặt sẵn nơi nghỉ thì cứ vào 1 trong 3 nơi đón tiếp hướng dẫn ngay cạnh cầu tàu. Nhân viên sẽ giới thiệu tất cả những gì khách muốn biết, từ giá cả, dịch vụ, từ nhà nghỉ đó đi đến đâu gần nhất… Khi đã lựa chọn xong phòng nghỉ, sẽ có một thanh niên nước da đen cháy giúp mang hành lý bằng một xe giống như chiếc xe cải tiến ở Việt Nam nhưng to hơn. Điều đáng nói là từ nhân viên hướng dẫn đến người phục vụ đều không mặc một thứ đồng phục nào hết, nơi đón tiếp cũng không có những tấm biển gợi đến thủ tục hành chính.
Tưởng rằng “thiếu quy củ” nhưng không phải, chính cách làm này khiến du khách cảm thấy hết sức thân thiện, bởi "đi nghỉ, chứ đâu phải đi làm giấy tờ thủ tục cơ chứ?"- Một người cùng đoàn chúng tôi thốt lên đầy cảm thán.
Mặc dù thấy có chỉ dẫn trụ sở cảnh sát trên đảo, nhưng trong những ngày ở đây, không bao giờ chúng tôi thấy một nhân viên cảnh sát nào. Nói chung, ở đây không thấy người mặc đồng phục.
Tiệm ăn dán tiền trên tường
Tiệm ăn dán tiền đầy tường này cũng tạo sự thích thú cho du khách
Tiệm ăn dán tiền đầy tường này cũng tạo sự thích thú cho du khách.
 
Tại sân bay Phuket, tình cờ chúng tôi để ý đến một tiệm ăn nhỏ có mặt ngay trong khuôn viên sân bay, ngay gần cửa ra số 66. Nói nhỏ vì nó chỉ khoảng 80 m2. Trên tường tiệm ăn chi chít những họa tiết lạ mắt. Vào trong mới biết toàn bộ tường của tiệm ăn được du khách dán đầy lên những đồng tiền lẻ. Có thể thấy ở đây, ngoài đồng Baht Thái, đồng nhân dân tệ (Trung Quốc), đồng rupee của Ấn Độ, có khá nhiều những đồng tiền giấy của các nước trong khu vực Đông Nam Á như đồng dollar Brunei và dollar Singapore; đồng rupiah (Indonesia), đồng ringgit (Malaysia), đồng peso (Philippines); đồng riel (Campuchia); Nhưng rất ít gặp ở đây đồng centavo (Đông Timor), đồng kip (Lào); đồng kyat (Myanmar)… Tiền Việt Nam đồng cũng rất hiếm, nhưng nếu nói hiếm thì ngay cả Dollar Mỹ và tiền Euro cũng hiếm. Đoàn chúng tôi thi nhau đi tìm những chỗ trống để dán những đồng tiền nhỏ lên tường làm kỷ niệm. Nhưng tìm được chỗ trống thật vất vả, dù tính diện tích tường thì cũng phải tới trên 200 m2.
Hỏi cô gái đang ngồi ở quầy tính tiền, cô cho biết sáng kiến khuyến khích du khách dán tiền lẻ lên tường đã có từ cách đây khoảng 5 năm. Rất tiếc, lúc đó đã tối muộn, chúng tôi không thể gặp được người quản lý nhà hàng. Chỉ biết, từ khi trên các bức tường dán tiền, lượng khách đến với quán này nhiều hơn – cô thu ngân tươi cười tiết lộ.
Từ tháng 6 tới tháng 8, Phuket luôn chật kín du khách và đây cũng là thời điểm các dịch vụ ở Phukhet hạ giá thấp nhất để hút khách.
Dịch vụ lặn ở Phuket nổi tiếng thế giới. Có hàng chục điểm lặn xung quanh quần đảo này. Dùng lời để tả sự thú vị của thú chơi này thì thật vô nghĩa. Điều mà chúng tôi lại phải thán phục là dù giá cả không rẻ, nhưng họ tổ chức dịch vụ đưa đón, ăn nhẹ, nước uống, bảo vệ, bảo hiểm rất tuyệt vời. Và dù mua tour ở đảo hay mua trước từ đất liền thì giá vẫn như nhau.
Không phải mọi thứ đều tuyệt như quảng cáo
Quảng cáo các tour du dịch sặc sỡ
Quảng cáo các tour du dịch sặc sỡ.
 
Nhưng, nói vậy không phải ở nơi được mệnh danh là thiên đường du lịch này, mọi thứ đều tốt. Chúng tôi cũng được dịp đến thăm đảo 007 (tên cũ là Ko Ping Kan, từ khi được chọn là hậu trường phim “Ngươi đàn ông với khẩu súng lục vàng” (The Man With Golden Gun - năm 1972) trong serie phim 007 được đổi tên). Còn vịnh Maya chính là nơi tài tử Hollywood Leonardo DiCaprio từng đóng phim “The Beach” khá nổi tiếng vào năm 1999. Người Thailand rất khéo kích động trí tò mò của du khách khi nhắc đến những cái tên nổi tiếng. Thực tế, đảo 007 chẳng có gì hấp dẫn. Còn vịnh Maya thua xa vịnh Hạ Long.
Trên các trang mạng và những thông tin quảng cáo tuor du lịch thường nói bãi biển ở đây sạch nhất thế giới, nhưng thực tế, biển ở đảo Phi Phi Don rất nông và có khá nhiều dị vật lềnh bềnh trôi. Đã thế, đáy biển lại có khá nhiều đá ngầm. Một bạn trong đoàn nổi hứng bơi lội đã quạt tay phải đá ngầm chảy máu.
Trong làng du lịch, tại các hàng quán khá giống chợ cóc của Việt Nam, có khá nhiều ruồi. Ngay giữa làng, một con kênh không được sạch sẽ lắm lờ đờ chảy. Nhưng người ta đã trang trí đoạn bờ kênh nhiều người qua lại nhất bằng cách đắp những tượng con thú khá vui mắt, và không thể thiếu con voi, là hình ảnh đặc trưng của Thailand.
Một sự lạ nữa, ở nơi giữa biển này lại không hề nhiều hải sản tươi rói như ở Việt Nam. Một người dân địa phương cho biết, dân ở đây tất cả làm du lịch, hiện chẳng còn ai đi đánh cá nên hải sản phải nhập từ nơi khác về.
Nhưng mặc lòng, đa số khách du lịch đến đây đều có vẻ thỏa mãn. Phải nói người Thái kiếm tiền từ du lịch giỏi.

9 thg 8, 2013

Chiêm ngưỡng 7 ngôi chùa "vàng" ở Bangkok

Với kiến trúc tuyệt đẹp, những pho tượng Phật ngọc, Phật vàng khổng lồ, Wat Arun, Wat Pho, Wat Phra Kaew , Wat Mahathat… là những ngôi chùa bạn không nên bỏ qua khi đến Bangkok.

Wat Arun



Wat Arun có tên tiếng Việt Chùa Bình Minh nằm trên bờ tây sông Chao Phraya, Thonburi, là một trong những biểu tượng du lịch của Bangkok với kiến trúc Thái Lan đậm nét. Chùa được xây bằng gạch và được phủ bên ngoài bằng sứ Trung Quốc nhiều màu sắc.

Đặc biệt, khi đứng tại ban công cao nhất của chùa, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh sông Chao Phraya và Bangkok từ cầu Rama I đến Hoàng cung.

Mở cửa hàng ngày: 8h30 - 17h00; vé vào cổng: 50baht.

Wat Phra Kaew





Pho tượng Phật ngọc lục bảo nổi tiếng của chùa và của Thái Lan


Wat Phra Kaew hay chùa Phật Ngọc được xem là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất ở Thái Lan. Chùa tọa lạc bên trong khuôn viên của Đại Cung và là nơi tổ chức những buổi lễ quan trọng của quốc gia.


Ngoài vị trí đắc địa, kiến trúc tuyệt đẹp, chùa ghi dấu với pho tượng Phật ngọc lục bảo, một trong những biểu tượng thiêng liêng nhất của Thái Lan.
Mở cửa hàng ngày 8h30 - 15h30; vé vào cổng: 30 baht.

Wat Pho





Toàn bộ thân tượng được phủ vàng và chân là 108 cảnh điềm lành theo phong cách Trung Hoa và Ấn Độ

Với diện tích 80.000m2, Wat Pho là ngôi chùa lớn nhất Bangkok. Chùa sở hữu hơn một ngàn ảnh Phật, cùng bức tượng Đức Phật ngồi tựa dài 46m và cao 15m. Toàn thân tượng được bọc vàng và ngọc mẫu trên mắt. Đặc biêt, trên bàn chân tượng trang trí 108 cảnh điềm lành theo phong các Trung Hoa và Ấn Độ.

Trong khuôn viên của chùa có một trường dạy massage chuyên cung cấp nhân viên massage cho cả nước, vì thế sau khi dạo một vòng chùa, bạn đừng quên thư giãn với một suất massage Thái.

Giờ mở cửa: 08h00 - 17h00; vé vào cổng: 50 baht.

Wat Benchamabophit Dusitvanaram




Bộ sưu tập tượng Phật bằng đồng ấn tượng của chùa

Wat Benchamabophit Dusitvanaram có tên tiếng Việt là Chùa Cẩm Thạch, tọa lạc ở quận Dusit của Bangkok. Khác với những ngôi chùa mang đậm kiến trúc Thái Lan khác, chùa Cẩm Thạch có sự pha trộn của kiến trúc giáo hội châu Âu với những cửa sổ lắp kính màu.

Điểm nhấn thu hút du khách của chùa là bộ sưu tập đặc biệt các tượng Phật bằng đồng.

Giờ mở cửa: 8h30 - 17h30.

Wat Mahathat



Khuôn mặt Phật hiện ra giữa rể cây

Wat Mahathat là một trong sáu ngôi chùa thuộc hoàng gia Thái được xây dựng vào thời Ayutthaya. Khi Bangkok trở thành Thủ đô, Mahathat được sử dụng như là một ngôi đền cho các nghi lễ Hoàng gia.
Điều thú vị nhất khi tới Wat Mahathat là ở đó có một đầu tượng Phật với khuôn mặt đẹp hiện ra trong chùm rễ cây ôm trọn, tạo thành một bức tranh sống động và lạ kỳ.

Giờ mở cửa: 9h - 17h.
Wat Saket



Wat Saket có tên đầy đủ là Wat Saket Ratcha Wora Maha Wihan, tên tiếng Việt là chùa Núi Vàng. Tên gọi này xuất phát từ chóp đỉnh màu vàng với một Bảo tháp bóng vàng cao 58m là nơi cất giữ xá lợi Phật.


Chùa được xây dựng bởi vua Rama I. Vào cuối thế kỷ thứ 18, ngôi chùa dùng làm nơi để hoả táng của Thủ đô. Trong 100 năm sau, ngôi chùa trở thành nơi dung chứa 60.000 nạn nhân bị bịnh dịch hạch.


Giờ mở cửa: 9h – 17h; Miễn phí vé vào cổng.


Wat Traimit





Wat Traimit, tên tiếng Việt là Chùa Phật Vàng. Wat Traimit còn nổi tiếng với pho tượng Phật bằng vàng nguyên khối lớn nhất và đẹp nhất thế giới. Tượng Phật bằng vàng khổng lồ này cao 3 thước và nặng 5.5 tấn.


Thời điểm lý tưởng nhất để du khách đến tham quan chùa là vào sáng sớm. Chùa Phật Vàng là một trong số ít ngôi chùa ở Bangkok cho phép du khách được đến gần một kiệt tác Phật quan trọng này.


Giờ mở cửa: 9h – 17h; Vé vào cửa: 40 baht.