Trong bảng xếp hạng “10 điểm nên đến trước khi chết”, Taj Mahal xếp thứ 4. Trong sách tiếng Anh tôi vẫn dạy học trò, nhân vật của bài tập đọc hãnh diện kể về những chuyến đi ở thì quá khứ: Chụp ảnh ở Taj Mahal và cưỡi lạc đà ở Sahara.
Người Ấn yêu du khách
Công trình của 2 vạn người làm trong 22 năm
Đông và nóng khủng khiếp. Người chen chúc. Người len lách. Thi thoảng có ánh đèn flash cố tình nháy lên và các nhân viên trực lăng hò hét, quát lác phẫn nộ những kẻ cố tình vi phạm quy định cấm quay phim chụp ảnh.
Tiếng hò la của họ âm vang như trong động sâu. Cũng may đây là 2 ngôi mộ giả, nếu không những cổ nhân vương giả, sang trọng, quyền quý dù nằm dưới mộ đá cũng sẽ kinh hoảng vì đám người tứ xứ hỗn độn ra vào ngày ngày, chen chúc đi vòng quanh, nháy đèn flash chụp ảnh mộ, rồi ném tiền xu xoang xoảng vào bia mộ.
Lối ném xu cầu may xuất hiện ở khắp các quốc gia châu Á, nhưng nghe xu cứ xoang xoảng rơi lên đầu 2 chủ nhân của tòa lăng, tôi cứ thấy thế nào ấy. Thì thôi cũng đành vậy, nơi an giấc ngàn thu giờ hóa thành điểm du lịch “hot”, không rõ là vui hay buồn đối với đức vua và hoàng hậu.
Tôi thấy nhiều người nói rằng họ “choáng váng” khi lần đầu tiên đứng trước Taj Mahal dù đã nghe không ít về nó, đã xem quá nhiều ảnh chụp đặc tả các góc cạnh của tòa lăng. Tôi cũng vậy, cảm giác sốc khi ngắm nhìn kiệt tác của vua Shah Jahan sừng sững ở phía cuối hồ nước chưa hề xuất hiện khi tôi đứng trước Vạn lý trường thành, Angkor Wat hay công trình hiện đại như tháp Eiffel.
đẹp vượt thời gian của Taj Mahal có lẽ cũng vượt qua tất cả các kỳ quan khác của nhân loại. Taj Mahal, sang trọng và quyến rũ, lặng lẽ và kiêu hãnh, tráng lệ và trang nghiêm, đối nghịch với những lộn xộn, bát nháo, bốc mùi và nghèo khó ở bên ngoài bức tường sa thạch. Công trình lộng lẫy như cung điện cổ tích kia được xây hoàn toàn bằng cẩm thạch trắng, nó sẽ đổi màu ngày dăm bảy bận: Sáng sớm màu hồng, chiều muộn màu vàng cam và nửa đêm màu tím. Ấy là khả năng phản quang của đá trắng. Nghe nói những đêm trăng tròn, Taj Mahal còn lung linh như lâu đài của Thần đèn.
Người Ấn rất ngộ nghĩnh. Nam phụ lão ấu không những luôn nhìn chúng tôi bằng những cặp mắt tò mò, mà đều rất thích chụp ảnh cùng, vì chẳng mấy khi có dịp gặp những phụ nữ “không mặc sari”. Gặp tôi, ai cũng hỏi: “Người Nhật à?”. Khách du lịch châu Á đến Ấn Độ chủ yếu là đi theo con đường hành hương về Bồ đề Đạo tràng và Lâm tỳ ni, hầu như rất ít người đi tuyến Tam giác vàng (Dehli - Agra - Jaipur).
Nếu có một nhóm bạn Ấn 7 người đi cùng nhau thì tôi được mời chụp ảnh với lần lượt từng người, sau đó lần thứ 8 sẽ chụp chung với tất cả. Đối với một cặp đang yêu thì họ sẽ đề nghị tôi chụp ảnh cùng cậu bạn trai, rồi cô bạn gái, và tấm thứ 3 là với cả hai. Chưa kể quy trình đó sẽ lặp lại với từng thành viên trong nhóm của tôi. Khi về nhà, xem lại ảnh, tổng cộng chúng tôi đã chụp ảnh chung với hàng trăm người Ấn. Thái độ chụp ảnh của họ rất phấn khởi, trân trọng và quý hóa.
Cô bạn đồng nghiệp của tôi, sau bốn ngày trời được vô số đàn ông Ấn và em bé Ấn năn nỉ xin chụp ảnh cùng, nàng mới chợt thốt lên rằng: Chưa bao giờ mình thấy mình hoành tráng và giá trị thế này, trong khi ở nhà ai cũng coi mình như tôm như tép. Chúng tôi bật cười, quả thật khi về nước sẽ còn nhớ mãi cảm giác liên tục được đứng trước (vô số) ống kính và nở nụ cười lịch thiệp theo phong cách của ngôi sao.
đẹp vượt thời gian của Taj Mahal có lẽ cũng vượt qua tất cả các kỳ quan khác của nhân loại. Taj Mahal, sang trọng và quyến rũ, lặng lẽ và kiêu hãnh, tráng lệ và trang nghiêm, đối nghịch với những lộn xộn, bát nháo, bốc mùi và nghèo khó ở bên ngoài bức tường sa thạch. Công trình lộng lẫy như cung điện cổ tích kia được xây hoàn toàn bằng cẩm thạch trắng, nó sẽ đổi màu ngày dăm bảy bận: Sáng sớm màu hồng, chiều muộn màu vàng cam và nửa đêm màu tím. Ấy là khả năng phản quang của đá trắng. Nghe nói những đêm trăng tròn, Taj Mahal còn lung linh như lâu đài của Thần đèn.
Người Ấn rất ngộ nghĩnh. Nam phụ lão ấu không những luôn nhìn chúng tôi bằng những cặp mắt tò mò, mà đều rất thích chụp ảnh cùng, vì chẳng mấy khi có dịp gặp những phụ nữ “không mặc sari”. Gặp tôi, ai cũng hỏi: “Người Nhật à?”. Khách du lịch châu Á đến Ấn Độ chủ yếu là đi theo con đường hành hương về Bồ đề Đạo tràng và Lâm tỳ ni, hầu như rất ít người đi tuyến Tam giác vàng (Dehli - Agra - Jaipur).
Nếu có một nhóm bạn Ấn 7 người đi cùng nhau thì tôi được mời chụp ảnh với lần lượt từng người, sau đó lần thứ 8 sẽ chụp chung với tất cả. Đối với một cặp đang yêu thì họ sẽ đề nghị tôi chụp ảnh cùng cậu bạn trai, rồi cô bạn gái, và tấm thứ 3 là với cả hai. Chưa kể quy trình đó sẽ lặp lại với từng thành viên trong nhóm của tôi. Khi về nhà, xem lại ảnh, tổng cộng chúng tôi đã chụp ảnh chung với hàng trăm người Ấn. Thái độ chụp ảnh của họ rất phấn khởi, trân trọng và quý hóa.
Cô bạn đồng nghiệp của tôi, sau bốn ngày trời được vô số đàn ông Ấn và em bé Ấn năn nỉ xin chụp ảnh cùng, nàng mới chợt thốt lên rằng: Chưa bao giờ mình thấy mình hoành tráng và giá trị thế này, trong khi ở nhà ai cũng coi mình như tôm như tép. Chúng tôi bật cười, quả thật khi về nước sẽ còn nhớ mãi cảm giác liên tục được đứng trước (vô số) ống kính và nở nụ cười lịch thiệp theo phong cách của ngôi sao.
Công trình của 2 vạn người làm trong 22 năm
Khuôn viên Taj Mahal có những khu vườn rộng, có lẽ do ảnh hưởng văn hóa vườn của người Ba Tư. Càng lại gần, càng nhận ra sự tinh xảo của các nghệ nhân xây dựng lăng mộ. Nhiều người gọi kiệt tác kiến trúc này là biểu tượng của tình yêu, ra đời cùng với huyền thoại hoàng đế Shah Jahan đã xây dựng lăng mộ cho bà phi yêu dấu của mình - Mumtaz Mahal.
Mumtaz Mahal người gốc Ba Tư, là cháu gái của hoàng hậu Nur Jehan - vợ vua Jahangir. Như vậy, trên thực tế bà là chị họ của vua Shah Jahan. Mumtaz Mahal mất năm 38 tuổi, khi sinh đứa con thứ 14. Lúc sinh thời, bà được vua yêu chiều và tin tưởng đến nỗi giao cho cả con dấu hoàng gia, được các nhà thơ đương thời không ngớt làm thơ ca ngợi vẻ đẹp, sự quyến rũ và lòng nhân hậu. Sau khi người vợ yêu mất đi, Shah Jahan lui vào phòng ở ẩn trong 1 năm.
Khi xuất hiện trở lại, tóc ông bạc trắng, lưng còng đi và mặt đầy nếp nhăn. Tuy nhiên, ấy là ta chỉ xét đến khía cạnh huyền thoại tình yêu, còn trên thực tế, vừa nhìn thấy những vách tường khảm đá màu và hình hoa điêu khắc tinh xảo, hiện thực xung quanh tôi như biến mất, và sự tưởng tượng đã vượt thời gian trở về quá khứ.
Trước mắt tôi, những người thợ lam lũ (với đàn con đông đúc đói meo bụng chờ ở nhà) đang cặm cụi khắc từng vẩy đá để thành hình những đọt lá xanh và cánh hoa tươi màu, từ sớm tinh mơ đến tối mịt, trong giá rét căm căm cũng như dưới cái nóng lửa thiêu của mặt trời Ấn Độ, suốt 22 năm ròng. Hồi nhỏ, tôi đã từng ngồi xem những nghệ nhân làm tranh khảm trai trong xưởng, suốt cả tiếng đồng hồ họ mới đục đẽo và khảm được vài cánh hoa cúc.
Còn trên những vách tường khổng lồ trong Taj Mahal, có hàng vạn cánh hoa như thế, bằng đá màu, và ốp mịn trên đá cẩm thạch, phẳng lì không tì vết như từ cha sinh mẹ đẻ hoa đã mọc trên đá. Những cành hoa nổi cũng được chạm trổ cầu kỳ đến từng gân lá. Kiến trúc đặc trưng của Ấn Độ là những ô cửa sổ to bằng gạch trổ mắt lưới để từ ngoài không thể nhìn được vào trong, nhưng bên trong vẫn hứng đầy ánh sáng, không khí thoáng đãng và có thể nhìn ra ngoài.
Một ô cửa sổ hoặc một tấm bình phong có hàng nghìn mắt lưới. Và cửa sổ trong lăng Taj Mahal hoàn toàn bằng đá, không chất liệu gì khác ngoài đá cẩm thạch trong tòa lâu đài này. Những người thợ xây vĩ đại của Shah Jahan đã không quản ngày đêm ngồi trổ ức vạn mắt đá để tạo nên các khung cửa sổ.
Tôi cũng không dám nghĩ đến số tiền khổng lồ mà vua Shah Jahan đã chi trả cho tình yêu bất diệt, mà nếu vào thời công nghệ số, một công trình tương tự cũng ngốn một miếng khổng lồ trong cái bánh ngân sách của người Ấn, đồng nghĩa với việc thu bớt chất lượng nồi cơm của dân đen. Không thành quả nào không phải trả giá, và người Ấn thế kỷ 17 đã trả giá khá đắt bằng một nạn đói ở Agra trong suốt thời gian xây đền để hậu thế của họ có được một viên ngọc trắng đáng tự hào không chỉ đối với riêng vùng Bắc Ấn.
Vạn lý trường thành, Kim tự tháp Ai Cập và ngay cả lăng Minh Mạng, Tự Đức cũng phải trả giá bằng những nồi cơm, máu, nước mắt và cả mạng sống của những người thợ xây. “Bài thơ tình tuyệt đẹp khắc trên đá” của Shah Jahan đã được viết bởi 2 vạn nhân công lao dịch và bằng khoản thuế má cắt cổ của dân đen.
Mumtaz Mahal người gốc Ba Tư, là cháu gái của hoàng hậu Nur Jehan - vợ vua Jahangir. Như vậy, trên thực tế bà là chị họ của vua Shah Jahan. Mumtaz Mahal mất năm 38 tuổi, khi sinh đứa con thứ 14. Lúc sinh thời, bà được vua yêu chiều và tin tưởng đến nỗi giao cho cả con dấu hoàng gia, được các nhà thơ đương thời không ngớt làm thơ ca ngợi vẻ đẹp, sự quyến rũ và lòng nhân hậu. Sau khi người vợ yêu mất đi, Shah Jahan lui vào phòng ở ẩn trong 1 năm.
Khi xuất hiện trở lại, tóc ông bạc trắng, lưng còng đi và mặt đầy nếp nhăn. Tuy nhiên, ấy là ta chỉ xét đến khía cạnh huyền thoại tình yêu, còn trên thực tế, vừa nhìn thấy những vách tường khảm đá màu và hình hoa điêu khắc tinh xảo, hiện thực xung quanh tôi như biến mất, và sự tưởng tượng đã vượt thời gian trở về quá khứ.
Trước mắt tôi, những người thợ lam lũ (với đàn con đông đúc đói meo bụng chờ ở nhà) đang cặm cụi khắc từng vẩy đá để thành hình những đọt lá xanh và cánh hoa tươi màu, từ sớm tinh mơ đến tối mịt, trong giá rét căm căm cũng như dưới cái nóng lửa thiêu của mặt trời Ấn Độ, suốt 22 năm ròng. Hồi nhỏ, tôi đã từng ngồi xem những nghệ nhân làm tranh khảm trai trong xưởng, suốt cả tiếng đồng hồ họ mới đục đẽo và khảm được vài cánh hoa cúc.
Còn trên những vách tường khổng lồ trong Taj Mahal, có hàng vạn cánh hoa như thế, bằng đá màu, và ốp mịn trên đá cẩm thạch, phẳng lì không tì vết như từ cha sinh mẹ đẻ hoa đã mọc trên đá. Những cành hoa nổi cũng được chạm trổ cầu kỳ đến từng gân lá. Kiến trúc đặc trưng của Ấn Độ là những ô cửa sổ to bằng gạch trổ mắt lưới để từ ngoài không thể nhìn được vào trong, nhưng bên trong vẫn hứng đầy ánh sáng, không khí thoáng đãng và có thể nhìn ra ngoài.
Một ô cửa sổ hoặc một tấm bình phong có hàng nghìn mắt lưới. Và cửa sổ trong lăng Taj Mahal hoàn toàn bằng đá, không chất liệu gì khác ngoài đá cẩm thạch trong tòa lâu đài này. Những người thợ xây vĩ đại của Shah Jahan đã không quản ngày đêm ngồi trổ ức vạn mắt đá để tạo nên các khung cửa sổ.
Tôi cũng không dám nghĩ đến số tiền khổng lồ mà vua Shah Jahan đã chi trả cho tình yêu bất diệt, mà nếu vào thời công nghệ số, một công trình tương tự cũng ngốn một miếng khổng lồ trong cái bánh ngân sách của người Ấn, đồng nghĩa với việc thu bớt chất lượng nồi cơm của dân đen. Không thành quả nào không phải trả giá, và người Ấn thế kỷ 17 đã trả giá khá đắt bằng một nạn đói ở Agra trong suốt thời gian xây đền để hậu thế của họ có được một viên ngọc trắng đáng tự hào không chỉ đối với riêng vùng Bắc Ấn.
Vạn lý trường thành, Kim tự tháp Ai Cập và ngay cả lăng Minh Mạng, Tự Đức cũng phải trả giá bằng những nồi cơm, máu, nước mắt và cả mạng sống của những người thợ xây. “Bài thơ tình tuyệt đẹp khắc trên đá” của Shah Jahan đã được viết bởi 2 vạn nhân công lao dịch và bằng khoản thuế má cắt cổ của dân đen.
Ứa lệ vì choáng ngợp
Chúng tôi được phát những đôi giày giấy để đi vào bên trong lăng. Lăng có 4 ngôi mộ. Hai ngôi mộ thật của vua Shah Jahan và hoàng hậu được đặt dưới hầm, còn mộ giả đặt trong sảnh chính, bao quanh bởi những bình phong đá mắt lưới. Vừa bước chân vào bên trong, tôi choáng váng và nghẹt thở bởi hơi người, bởi tiếng bước chân ầm ì và tiền xu lách cách ném vào mộ thành những thanh âm mơ hồ, hỗn độn và quái đản dội vào vách đá.
Đông và nóng khủng khiếp. Người chen chúc. Người len lách. Thi thoảng có ánh đèn flash cố tình nháy lên và các nhân viên trực lăng hò hét, quát lác phẫn nộ những kẻ cố tình vi phạm quy định cấm quay phim chụp ảnh.
Tiếng hò la của họ âm vang như trong động sâu. Cũng may đây là 2 ngôi mộ giả, nếu không những cổ nhân vương giả, sang trọng, quyền quý dù nằm dưới mộ đá cũng sẽ kinh hoảng vì đám người tứ xứ hỗn độn ra vào ngày ngày, chen chúc đi vòng quanh, nháy đèn flash chụp ảnh mộ, rồi ném tiền xu xoang xoảng vào bia mộ.
Lối ném xu cầu may xuất hiện ở khắp các quốc gia châu Á, nhưng nghe xu cứ xoang xoảng rơi lên đầu 2 chủ nhân của tòa lăng, tôi cứ thấy thế nào ấy. Thì thôi cũng đành vậy, nơi an giấc ngàn thu giờ hóa thành điểm du lịch “hot”, không rõ là vui hay buồn đối với đức vua và hoàng hậu.
Lúc ấy ngẩng đầu nhìn trần nhà, mái vòm bằng đá khum khum như bát úp, cao vút hướng trời, những tạp âm, hỗn độn và nóng bức trong lăng vụt biến mất, chỉ còn mơ hồ vài bóng hồn thiên cổ lướt qua trong tịnh lặng.
Muốn bật khóc, cảm giác giống như khi ta nghe một bài hát hay đến gai người hoặc xem một bộ phim đỉnh cao với những cảnh quay quá hoành tráng, quá nghệ thuật và hùng vĩ, và những khán giả mẫn cảm sẽ ứa lệ vì vẻ đẹp huy hoàng, lộng lẫy, hư ảo của màn bạc. Tôi cứ ngửa cổ lên trần như thế, rất khó tin rằng chỉ sau một vòng quay trái đất, mình đã ở đây, trong lăng mộ tình yêu tráng lệ nhất thế gian này.
Muốn bật khóc, cảm giác giống như khi ta nghe một bài hát hay đến gai người hoặc xem một bộ phim đỉnh cao với những cảnh quay quá hoành tráng, quá nghệ thuật và hùng vĩ, và những khán giả mẫn cảm sẽ ứa lệ vì vẻ đẹp huy hoàng, lộng lẫy, hư ảo của màn bạc. Tôi cứ ngửa cổ lên trần như thế, rất khó tin rằng chỉ sau một vòng quay trái đất, mình đã ở đây, trong lăng mộ tình yêu tráng lệ nhất thế gian này.
Shah Jahan dành toàn bộ quỹ thời gian sống còn lại để chỉ huy việc xây lăng mộ ở Agra. Bất hạnh thay, ông đã bị chính Aurangzeb - con trai của mình và bà vợ yêu Mumtaz Mahal - tiếm ngôi. Hoàng tử Aurangzeb đã giết chết 3 anh trai và bắt giam vua cha vào pháo đài Agra.
Cho đến tận lúc cuối đời, Shah Jahan chỉ được phép ở trong tòa tháp có ban công trông ra lăng mộ Taj Mahal. Ông chỉ có thể ngắm mộ vợ từ xa mà không thể đến thăm bà. Kịch bản này hầu như lặp lại lần đảo chính bất thành của Shah Jahan đối với vua cha Jahangir 36 năm về trước.
Cho đến tận lúc cuối đời, Shah Jahan chỉ được phép ở trong tòa tháp có ban công trông ra lăng mộ Taj Mahal. Ông chỉ có thể ngắm mộ vợ từ xa mà không thể đến thăm bà. Kịch bản này hầu như lặp lại lần đảo chính bất thành của Shah Jahan đối với vua cha Jahangir 36 năm về trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét