Kenya là một trong những điểm ngắm chim hồng hạc đẹp nhất trên thế giới. Sự đa dạng của các loài hồng hạc giúp Kenya thu hút lượng lớn khách du lịch mỗi năm.
Kenya là một trong những điểm ngắm chim hồng hạc đẹp nhất trên thế giới. Sự đa dạng của các loài hồng hạc giúp Kenya thu hút lượng lớn khách du lịch mỗi năm.
Tháng 8 là thời điểm chim hồng hạc bắt đầu di cư quanh các hồ ở Kenya. Du khách không nên bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng 'vũ khúc hồng hạc' làm say đắm lòng người ở đây.
Từ những đồng cỏ mênh mông tới các bụi cây trong khu bảo tồn, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy hàng đàn chim hồng hạc đang bay hoặc túm tụm rỉa lông trên mặt hồ. Các chuyên gia du lịch có thể đếm được từ 500 đến 600 loài chim hồng hạc xuất hiện ở đây chỉ trong hai tuần.
Hồng hạc là loài chim lội nước sống chủ yếu ở Tây và Đông bán cầu. Trên thế giới có hàng trăm loại chim hồng hạc với tên khoa học thường được đặt theo vùng sinh sống và kiếm ăn như: hồng hạc Caribbe, hồng hạc châu Âu, hồng hạc Chile...
* |
Đàn chim hồng hạc thường tập trung trên mặt hồ, tạo nên cảnh tượng ngoạn mục. Ảnh: ISSET.
|
Thời gian tốt nhất để quan sát loài chim này và chiêm ngưỡng cảnh đẹp sẽ khiến bạn phải "nín thở" là từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 4. Thời gian này, hồng hạc đang bắt đầu di cư đến hồ Bogoria ở Thung lũng Rift. Hàng năm, loài chim tuyệt sắc này di chuyển qua lại giữa các hồ: Nakuru, hồ Naivasha và hồ Bogoria để tìm thức ăn.
Trong số đó, hồ Nakuru được mệnh danh là "thiên đường hồng hạc", bởi nguồn tảo phong phú và đa dạng rất hấp dẫn loài chim này. Theo thống kê, mỗi năm có hơn một triệu chú hồng hạc tập trung ở hồ, tổng lượng tảo tiêu thụ lên đến 500 tấn tảo mỗi ngày. Đặc biệt, phân hồng hạc và nhiệt độ lý tưởng của vùng nước đậm tính kiềm kết hợp trở thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển sinh sôi của loài tảo.
* |
Lượng chim hồng hạc khổng lồ tạo nên 'thảm hồng' trên mặt hồ Nakuru. Ảnh: mymordenmet.
|
Vườn quốc gia hồ Nakuru được hình thành từ năm 1961, bao quanh hồ với mục đích bảo vệ cảnh quan và các động vật hoang dã sinh sống ở vùng. Trong những năm gần đây, lượng nước mùa khô hạn đã có sự thay đổi lớn ảnh hưởng trực tiếp đến loài chim hồng hạc nói riêng và các động vật khác ở hồ Nakuru nói chung. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc chuyển đổi đất rừng đầu nguồn để sản xuất cây trồng đặc biệt cùng với quá trình đô thị hóa ngày một nhanh đang diễn ra. Nguồn nước, thực ẩm bị ô nhiễm, số lượng hồng hạc đến Nakuru giảm dần. Chúng bắt đầu chuyển sang các hồ gần đó như Elmentenia, Simbi Nyaima hay Bogoria.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét