Được xây dựng cách đây cả nghìn năm, những ngọn tháp canh rải rác trên đồng lúa ở Khai Bình, Quảng Đông, Trung Quốc là một trong những di sản được UNESCO công nhận.
Những ngọn tháp cao cổ kính này được xây dựng từ những năm đầu đời Minh (1368 – 1644) với mục đích chống lại sự tấn công của những kẻ xâm lược và kẻ cướp trong vùng. Ngoài ra, những cơn lũ lớn thường xuyên kéo tới cũng làm tăng nhu cầu xây dựng những ngọn tháp này, vì vậy, tháp ở Khai Bình có ba loại chính: tháp phòng thủ, tháp để sinh sống và tháp công cộng cho các hoạt động chung của cả cộng đồng.
Hầu hết các ngọn tháp đều được xây cao, cấu trúc vững chắc với tường dày và cửa sổ nhỏ. Vào đầu thế kỷ 19, Khai Bình trở thành điểm đến của rất nhiều dân tỵ nạn nước ngoài. Nhiều người dân Khai Bình từng thoát ly trước đó cũng trở về làng quê, xây dựng thêm nhiều ngọn tháp canh với đôi chút hơi hướng phương Tây theo “mốt” thời đó.
Đến thời kỳ này, tháp canh được coi là cách để chủ nhân phô trương sự giàu có. Ngọn tháp các được thiết kế cầu kỳ, tỉ mỉ bao nhiêu, càng chứng minh chủ nhân của nó hào nhoáng, xa xỉ bấy nhiêu. Cùng với những ngọn tháp cổ từ thời Minh, các tháp mới đầu thế kỷ 20 với kiến trúc đặc biệt này cũng được UNESCO công nhận là thuộc quần thể di sản thế giới, tạo thành quần thể gần 2.000 tháp đáng ngưỡng mộ.
Phong cách Baroque, Roman và Gothic để lại những ảnh hưởng trông thấy trên nhiều ngọn tháp. Những người Trung Quốc từng ra nước ngoài đã mang các yếu tố ngoại lai này vào kiến trúc truyền thống. Trong nhiều trường hợp, các thợ xây, thợ khắc địa phương phải làm việc dựa trên những tấm bưu thiếp được gửi về từ nước ngoài.
Một trong những tháp canh ấn tượng nhất phải kể đến nằm trong vườn Li. Được xây dựng từ năm 1936 bởi một thương nhân giàu có, quần thể công trình rộng tới 11.000 mét vuông, bao gồm 1 tháp canh, 6 biệt thự, 2 vườn và nhiều hồ, cầu… Nội thất bên trong cùng vật liệu xây dựng đều được nhập về từ nước ngoài.
Được làm từ một loại thảo mộc Trung Quốc, thạch là món ăn quen thuộc mùa hè của người dân nơi đây, ăn cùng với si rô, mật ong hoặc sữa đặc. Vị ngọt của các món này sẽ trung hòa vị đắng của cỏ.
Những ngọn tháp cao cổ kính này được xây dựng từ những năm đầu đời Minh (1368 – 1644) với mục đích chống lại sự tấn công của những kẻ xâm lược và kẻ cướp trong vùng. Ngoài ra, những cơn lũ lớn thường xuyên kéo tới cũng làm tăng nhu cầu xây dựng những ngọn tháp này, vì vậy, tháp ở Khai Bình có ba loại chính: tháp phòng thủ, tháp để sinh sống và tháp công cộng cho các hoạt động chung của cả cộng đồng.
Hầu hết các ngọn tháp đều được xây cao, cấu trúc vững chắc với tường dày và cửa sổ nhỏ. Vào đầu thế kỷ 19, Khai Bình trở thành điểm đến của rất nhiều dân tỵ nạn nước ngoài. Nhiều người dân Khai Bình từng thoát ly trước đó cũng trở về làng quê, xây dựng thêm nhiều ngọn tháp canh với đôi chút hơi hướng phương Tây theo “mốt” thời đó.
Đến thời kỳ này, tháp canh được coi là cách để chủ nhân phô trương sự giàu có. Ngọn tháp các được thiết kế cầu kỳ, tỉ mỉ bao nhiêu, càng chứng minh chủ nhân của nó hào nhoáng, xa xỉ bấy nhiêu. Cùng với những ngọn tháp cổ từ thời Minh, các tháp mới đầu thế kỷ 20 với kiến trúc đặc biệt này cũng được UNESCO công nhận là thuộc quần thể di sản thế giới, tạo thành quần thể gần 2.000 tháp đáng ngưỡng mộ.
Phong cách Baroque, Roman và Gothic để lại những ảnh hưởng trông thấy trên nhiều ngọn tháp. Những người Trung Quốc từng ra nước ngoài đã mang các yếu tố ngoại lai này vào kiến trúc truyền thống. Trong nhiều trường hợp, các thợ xây, thợ khắc địa phương phải làm việc dựa trên những tấm bưu thiếp được gửi về từ nước ngoài.
Một trong những tháp canh ấn tượng nhất phải kể đến nằm trong vườn Li. Được xây dựng từ năm 1936 bởi một thương nhân giàu có, quần thể công trình rộng tới 11.000 mét vuông, bao gồm 1 tháp canh, 6 biệt thự, 2 vườn và nhiều hồ, cầu… Nội thất bên trong cùng vật liệu xây dựng đều được nhập về từ nước ngoài.
Được làm từ một loại thảo mộc Trung Quốc, thạch là món ăn quen thuộc mùa hè của người dân nơi đây, ăn cùng với si rô, mật ong hoặc sữa đặc. Vị ngọt của các món này sẽ trung hòa vị đắng của cỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét